Tuesday, November 18, 2008

HUY CẬN

===
Cây đại thụ của phong trào thơ mới, người ghi dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại đã qua đời ở tuổi 86...


Nhà thơ Huy Cận làm việc tại nhà 24 - Điện Biên Phủ - Hà Nội ( Ảnh: Cù Huy Hà Vũ)
Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, sinh ngày 31/5/1919, tại làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình nhà Nho nghèo yêu nước. Ông đậu Tú tài Tây ở Huế, sau đó theo học và tốt nghiệp kỹ sư Canh Nông Hà Nội (năm 1943).
Ngay từ khi còn trẻ ông đã thể hiện một tài năng thơ ca đặc biệt. Tập thơ đầu tay của ông có tên “Lửa thiêng” xuất bản năm 1940, đánh dấu sự có mặt của Huy Cận, một nhà thơ lớn của dân tộc suốt 65 năm qua.
Nhà thơ Huy Cận
Tên thật là Cù Huy Cận sinh ngày 31/5/1919 tại làng Ân Phú, huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh.
Đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá I
Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá II; VII.
Bộ trưởng đặc trách Văn hoá thông tin của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng.
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hoá Nghệ thuật đợt I (1996)
Tác phẩm: Lửa thiêng (1940); Kinh Cầu tự (1942); Vũ trụ ca (1943); Trời mỗi ngày lại sáng (1958); Đất nở hoa ( 1960); Chiến trường gần, chiến trường xa (1973); Ngày hằng sống - Ngày hàng thơ (1975); Ngôi nhà giữa nắng ( 1978)....
Nhà thơ Huy Cận được xem là một trong những nhà thơ tiên phong của phong trào thơ mới và là cây đại thụ của nền thơ cách mạng Việt Nam. Ông mất đi giữa những ngày giới văn học nghệ thuật đón chào xuân mới và chuẩn bị tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 3 là một tin buồn và mất mát lớn cho giới văn học nghệ thuật và thơ ca Việt Nam.
Sau một thời gian bị bệnh nặng, mặc dầu được các thầy thuốc tận tình cứu chữa, nhưng do tuổi cao, sức yếu, nhà thơ Huy Cận đã qua đời tại thủ đô Hà Nội ngày 19/2/2005 (nhằm ngày 11 tháng Giêng năm Ất Dậu), thọ 86 tuổi.
Đọc những câu thơ đầu đời của Huy Cận người ta đã thấy một giọng thơ khác lạ, không thể lẫn với ai khác và nó ám ảnh khôn nguôi về cõi người: Tai nương giọt nước mái nhà / Nghe trời lành lạnh, nghe ta buồn buồn...( Huy Cận đã rất băn khoăn không biết nên chọn cặp từ lành lạnh hay nằng nặng; nặng nặng. Ở đây chúng tôi lấy theo lần viết đầu tiên như lời kể của ông). Giọt nước mái gianh một chiều mưa ở bất cứ thôn làng nào cũng có thể bắt gặp, điều này rất thật thậm chí là quá bình dị nhưng với Huy Cận thì đã khác xa: Nghe trời lành lạnh, nghe ta buồn buồn...Cái nỗi buồn thi nhân đích thực khiến người đọc bất giác đặt câu hỏi về cái cái gì đang nguội lạnh đi kia? Tình người, tự nhiên hay tất cả? Màn mưa trong buổi chiều tối lạnh có ý nghĩa gì và ở cấp độ nào?
Chắc chắn ý nghĩa của nó không phải ở cấp độ cá nhân, không phải cái tôi cá nhân đòi được thoả mãn các nhu cầu tầm thường như trong đa số thi phẩm của các nhà thơ mới thời 30 -45 của thế kỷ trước. Trong những lần hiếm hoi được trò chuyện cùng ông, tôi nghe ông nói: "Thi sĩ Trần Tử Ngang đã từng đem cái hữu hạn của đời người đối lập với cái vô cùng của vũ trụ: Trước không thấy người trước/ Sau không thấy người sau/ Ngẫm trời đất vô cùng/ Riêng mình tuôn giọt lệ...Tôi cũng có cái cảm giác ấy". Thế đấy, Huy Cận là cây đại thụ của nền thơ mới, nói và viết tiếng Pháp rất giỏi nhưng điều đó không ngăn cản ông hiểu thơ đường, đọc nhiều sách phật. Chính vì cách tiếp nhận văn hoá chọn lọc như vậy mà ông có những câu thơ vừa mang men say của dòng thơ mới thời bấy giờ vừa quen thuộc đến lạ lùng: Đường trong làng hoa dại lẫn mùi thơm / Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ!...( Đi giữa đường thơm)


Nhà thơ Huy Cận trên giường bệnh ba ngày trước khi mất ( Ảnh: Cù Huy Hà Vũ)
Trong làng thơ Việt Nam, chỉ có Huy Cận là mở rộng cảm quan ở tầm mức: Con người - Vũ trụ. Nỗi buồn thi ca trong thơ ông có căn nguyên chính ở điểm này nhưng rất tiếc, ông không giữ được nó trong suốt cuộc đời mình. Có lần ông đến trường Viết văn Nguyễn Du chơi, đám học trò láu cá hầu như chỉ hỏi ông về tập Vũ trụ ca. Ông nói: " Các bạn thơ Pháp, Nga...cũng thích nhất tập thơ đó". Sau đó ông có vẻ hơi buồn...

Ông đã từng giữ cương vị Chủ tịch Nông hội đỏ, đã từng là chứng nhân của lịch sử, thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam tiếp nhận tượng trưng quyền lực của Bảo Đại. Thơ ông gần gũi với cuộc sống đời thường hơn, ông ca ngợi tiếng gà gáy báo hiệu cuộc sống mới bình yên và no đủ (Tiếng gà gáy trên Tản Viên Sơn) và tiên báo tương lai Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa vv...Rất nhiều nhà thơ làm thơ ca ngợi phụ nữ nhưng không có ai viết được những câu thơ ấm và sáng như ông: Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử / Nắng cho đời nên nắng cũng cho thơ...


Nhà thơ Huy Cận với đồng hương Hà Tĩnh trong dịp tết Ất Dậu 2005.( Ảnh: Cù Huy Hà Vũ)
Là nhà thơ nổi tiếng nên ông không thiếu những giai thoại đặc sắc nhưng nghĩ kỹ thì thấy ông hành xử rất đường hoàng đúng mực. Năm 2001, chúng tôi đến phỏng vấn ông nhân kỷ niệm ngày cách mạng tháng 8/1945 thành công, ông nói ngay: "Phỏng vấn cũng phải trả tiền, tốt nhất là trả tiền trước khi phỏng vấn. Để có được thông tin độc nhất ấy, tôi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình...Tôi có quyền về thông tin ấy, nếu ai muốn có nó thì phải trả tiền cho tôi là lẽ đương nhiên!".
Bọn trẻ chúng tôi rất nhiều lần đến trụ sở Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam thấy ông ngồi ở đó cặm cụi làm thơ. Thậm chí, trước khi lên xe công vụ nếu ông chợt nghĩ ra một câu thơ nào đó ông liền kê mảnh giấy lên mui xe và viết ngay "cho khỏi quên, vì trí nhớ mình dạo này kém lắm...".
Mới năm ngoái đây thôi, đề thi văn tốt nghiệp Phổ thông trung học có dẫn câu thơ "Không cầu gợi chút niềm thân mật" của ông và nó đã tạo ra một cuộc tranh cãi trên báo chí khắp cả nước: Cầu đây là "cầu mong" hay là cây cầu bắc ngang sông?. Hỡi ôi, các nhà giáo, nhà ngôn ngữ, nhà thơ...ầm ầm lao vào cuộc và chẳng ai chịu ai. Tôi lần mò đến ngôi nhà của ông ở đường Điện Biên Phủ, ông mở cửa và mắng phủ đầu ngay: Cậu làm việc không khoa học chút nào cả, muốn gặp tôi thì phải gọi điện báo trước chứ không thể xồng xộc muốn đến thì đến, muốn đi thì đi được! Mà lạ nhỉ, tôi là tác giả còn sống sờ sờ ra mà chẳng ai hỏi tôi nghĩa của câu thơ ấy là gì mà lại mở hẳn một cuộc tranh luận vô ích. Lãng phí quá...".
Câu trả lời của ông thật ngắn gọn, rõ ràng: "Cầu là cây cầu bắc qua sông Hồng. Năm 1948, tôi sơ tán ở vùng Gia Lâm, nhớ Hà Nội quá mà không thể vào thành được vì cây cầu Long Biên bị Pháp phong toả rất gắt. Đứng bên ấy nhìn sông Hồng cuồn cuộn chở những cụm bèo trôi xuôi, tôi mơ có một cây cầu khác bắc qua sông Hồng để có thể về nơi mình mong nhớ. Rõ ràng đến thế mà lại bảo là cầu mong, cầu nhớ à? Dốt quá...".
Hà Nội hôm nay rét ngọt, câu thơ đầu đời của ông lại vang lên trong trí nhớ: Nghe trời lành lạnh, nghe ta buồn buồn...Nhà thơ của Lửa thiêng của Vũ Trụ ca... đã nhẹ gót hồng trần về nơi cực lạc bỏ lại chúng ta với nỗi buồn không thể thay thế.
• Quang Hải - Thu Hằng
Bạn có thích đọc thơ Huy Cận không, thích nhất bài nào, câu nào, tại sao? Có bao giờ đột nhiên trong trí nhớ của bạn hiện về những câu thơ của Huy Cận không? Nếu gặp đề thì có thơ của Huy Cận thì cảm giác của bạn thế nào? Bạn nhận xét gì về cuộc đời, về thơ ca của Huy Cận? hãy gửi ý kiến theo cách sau:
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
Tags: Huy Cận, Việt Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Cù Huy Hà Vũ, Phong trào Thơ mới, Nhà thơ, Lửa Thiêng, câu thơ, Thơ ca, không thể, Ngày, Người, buồn, đến








Ví dụ: Giáng sinh 2007, Lũ Lụt miền Trung, Lừa đảo trên Internet, cầu Cần Thơ, Đề án 112
Yahoo Mash, Cách tạo Blog, Cô gái 10 năm bị..., Nhật Ký Vàng Anh, Sống thử yêu thử?
Visa du học, Học bổng, Làm đẹp, Món ngon, Phim hay, Chuyện "yêu", Chuyện lạ, Tiếu lâm






Bản để In Email bài viết Bản in PDF Ý kiến của bạn



Nhận xét tin Vĩnh biệt nhà thơ Huy Cận: Lửa thiêng nay đã về trời!

Bạn có thể gửi nhận xét, góp ý hay liên hệ về bài viết Vĩnh biệt nhà thơ Huy Cận: Lửa thiêng nay đã về trời! bằng cách gửi thư điện tử tới vietbao.vn. Xin bao gồm tên bài viết Vinh biet nha tho Huy Can Lua thieng nay da ve troi ở dạng tiếng Việt không dấu. Hoặc Vĩnh biệt nhà thơ Huy Cận: Lửa thiêng nay đã về trời! ở dạng có dấu. Bài viết trong chuyên đề Tin Văn Hóa của chuyên mục Văn Hóa.


Bài viết mới:

• 11/01 - 08:06: Giá như ai cũng được sung sướng như ông Khải Hưng!
• 11/01 - 07:00: Quả Cầu Vàng đổ bể: Thiệt hại khôn lường!
• 11/01 - 07:00: Chương trình truyền hình thực tế về những ước mơ
• 11/01 - 06:43: Kate Winslet sẽ đóng thay Nicole Kidman
• 10/01 - 23:15: Chương trình truyền hình ThanhNiên TV Online số 10


Các bài viết khác:

• Công bố đề cử giải Booker quốc tế (20/02/2005).
• Gấu vàng cho Nam Phi (20/02/2005).
• Vĩnh biệt nhà thơ Huy Cận (20/02/2005).
• Tìm mộ Bảo Đại giữa Paris (20/02/2005).
• Có duyên với đề tài Sài Gòn (20/02/2005).
• Một kỷ niệm đáng nhớ (20/02/2005).
• Vĩnh biệt nhà thơ Huy Cận (20/02/2005).
• Tình hình tài chính của Jackson có thể tiết lộ (20/02/2005).
• Nhạc sĩ Dương Thụ hát lên nốt nhạc đời mình (20/02/2005).
• Văn hóa quán cóc, hàng rong (20/02/2005).
• Vinh biet nha tho Huy Can Lua thieng nay da ve troi

====

No comments: