Tuesday, November 18, 2008

90.CẤM THƠ TRẦN DẦN

====


Thư Ngỏ phản đối việc cấm phổ biến tập sách "Trần Dần - Thơ"

Ngày 10/03/2008

Kính gửi quí anh/chị và các bạn tham gia ký tên hỗ trợ Thư Ngỏ,




Ngày 9/03/2008 vừa qua, những người trách nhiệm Thư Ngỏ trong nước đã quyết định tạm khép lại vụ việc “Trần Dần-Thơ” theo như Thông Báo đăng kèm đây.

Ban Chủ Trương Hội Luận Văn Học Việt Nam cũng xin đóng trạm kháng nghị gopetition. Chúng tôi gửi lời thành thật cám ơn quí anh/chị và các bạn cùng Ban biên tập các trang mạng, vì tương lai tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam và vì công lý, đã mạnh dạn ký tên và hỗ trợ.

Trân trọng

Hội Luận Văn Học Việt Nam


http://hoiluan.vanhocvietnam.org

Description/History:
THÔNG TIN VỀ THƯ NGỎ VỀ VIỆC TẬP SÁCH TRẦN DẦN –THƠ BỊ NGƯNG PHÁT HÀNH

Tác phẩm Trần Dần – Thơ đã bị niêm phong và thu hồi ngày 26 tháng 2 năm 2008, tại Công ty Truyền thông & Văn hóa Nhã Nam, Hà Nội.

Một đoàn thanh tra liên ngành gồm Cục Xuất bản, thanh tra văn hóa, nhân viên nội vụ A25 đã có mặt tại hiện trường để thi hành quyết định.



Chiều 5/3/2008, GS Nguyễn Huệ Chi, nhà thơ Dương Tường và nhà thơ Hoàng Hưng đã thay mặt 134 người ký tên đợt đầu vào Thư ngỏ về việc tập sách Trần Dần – Thơ bị ngưng phát hành (viết tắt là Thư ngỏ) đem Thư ngỏ tới trao cho ông Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông CHXHCNVN (người nhận thư là ông Mai Ánh Hồng, Thư ký Bộ trưởng), ông Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội CHXHCNVN (người nhận thư là GSTS Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban), ông Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (người nhận thư là bà Lê Thị Hải, Phó Văn phòng Hội). Thư gửi ông Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội đã được GSTS Nguyễn Minh Thuyết nhận chuyển giúp. Thư gửi ông Tổng Thanh tra Chính phủ CHXNCNVN đã được gửi theo đường Bưu điện.



Thư mời tham gia ký ủng hộ bức Thư Ngỏ trong sự việc tập Trần Dần – thơ bị ngưng phát hành và thu hồi

Trước tiên xin mời các anh/chị và các bạn đọc bức thư ngỏ dưới đây do quí vị văn nghệ sĩ Nguyễn Huệ Chi, Dương Tường, Hoàng Hưng, Phạm Toàn, Giáng Vân, Cao Việt Dzũng... soạn thảo đã chuyển đến những vị hữu trách trong guồng máy Nhà Nước Việt Nam. Bức thư ngỏ này cũng được gửi đến những trí thức, nhà văn/nhà thơ, những nhà hoạt động văn hóa... sau 3 ngày đã thu thập được hơn một trăm ba mươi chữ ký ủng hộ, và sẽ tiếp tục đón nhận những chữ ký đồng tình khác.

Để yểm trợ công việc hợp pháp và ôn hòa này của văn nghệ sĩ trong nước, BCT Hội Luận xin góp phần mình bằng cách thiết lập một trạm kháng nghị (petition site), tha thiết mời tất cả các bạn, cộng tác viên cũng như mọi bạn đọc, ký tên ủng hộ một việc hợp lý và chí tình, với tâm nguyện tạo ra một môi trường văn hóa bình thường, trong công cuộc xây dựng một nền văn hóa xứng đáng với dân tộc chúng ta.

Kính mời các anh/chị và các bạn tham gia ký tên yểm trợ cho bản Thư Ngỏ bằng cách bấm vào nút "Sign Petition" phía dưới, và làm theo chỉ dẫn, ghi danh tính, địa chỉ, điện thư, nghề nghiệp.

Trân trọng cám ơn anh/chị và các bạn.

Ban Chủ Trương Hội Luận Văn Học Việt Nam


http://hoiluan.vanhocvietnam.org

Petition:
Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2008
THƯ NGỎ

Kính gửi :

- Ông Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Khoa học-Giáo dục, Quốc hội CHXHCN Việt Nam

- Ông Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Quốc hội CHXHCN Việt Nam

- Ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông CHXHCN Việt Nam

- Ông Tổng Thanh tra Chính phủ CHXHCN Việt Nam

- Ông Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam

Chúng tôi, những nhà hoạt động văn hóa, văn nghệ, khoa học, và những người yêu văn học nghệ thuật, ký tên dưới đây, xin trân trọng gửi các vị thư ngỏ này nhân vụ việc liên quan đến tập sách Trần Dần - Thơ (Công ty văn hóa truyền thông Nhã Nam và Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản, 2008) vừa bị ngưng phát hành.

Thưa các vị,

Trần Dần (1926 - 1997) là một nhà thơ nổi tiếng và quan trọng của Việt Nam. Ông là một chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, là một nhà văn nhà thơ đã có nhiều tác phẩm đóng góp cho sự nghiệp văn học nghệ thuật của đất nước. Mặc dù bị oan khiên hoạn nạn trong vụ Nhân văn - Giai phẩm, nhiều chục năm phải sống trong im lặng và bóng tối, với bản lĩnh của một nghệ sĩ chân chính Trần Dần vẫn không ngừng sáng tạo và đã để lại một di cảo đồ sộ có giá trị cách tân cao đối với văn học Việt Nam. Mười năm sau khi ông qua đời, mới chỉ có một phần nhỏ của di cảo đó được xuất bản: Bài thơ Việt Bắc, Cổng tỉnh và Mùa sạch. Riêng tập Cổng tỉnh đã được nhận Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994. Năm 2006, Trần Dần đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng với các bạn ông trong nhóm Nhân văn - Giai phẩm là Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán.

Nhưng trong khối di cảo của Trần Dần vẫn còn rất nhiều sáng tạo giá trị. Độc giả, đặc biệt là những người yêu thơ, vẫn khao khát chờ đợi được biết thêm, khám phá thêm những thể nghiệm thơ phong phú, đa dạng của ông suốt trong ba mươi năm lầm lũi làm việc trong bóng tối theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tập Trần Dần - Thơ, được chắt lọc từ di cảo với nhiều tâm huyết và công sức, là một cố gắng của gia đình nhà thơ, của những người biên soạn và của nhà xuất bản nhằm đưa ra ánh sáng những sáng tác của một nhà thơ lớn, đáp ứng yêu cầu thưởng thức của công chúng độc giả. Đây có thể coi là một tuyển tập thơ Trần Dần tương đối đầy đủ và toàn diện, góp phần làm vinh dự cho nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Cuốn sách đã in xong, đã được phép phát hành, và đã được đưa ra thị trường. Giới văn học cả nước và đông đảo công chúng yêu thơ đang háo hức tìm mua, tìm đọc. Nhưng trong Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VI (21/2/2008) tổ chức tại Văn Miếu, Hà Nội, tập Trần Dần - Thơ đã không được phép đưa vào bán bình thường như các cuốn sách khác, theo một lệnh miệng từ Cục Xuất bản. Tiếp đó, ngày 26/2/2008, sau cuộc làm việc của đoàn thanh tra liên ngành do Bộ Thông tin - Truyền thông cầm đầu với Công ty Nhã Nam, tập Trần Dần - Thơ đã bị ngưng phát hành vì lý do “vi phạm quy trình xuất bản”.

Thưa các vị,

Những động thái nói trên đối với tập sách Trần Dần - Thơ từ phía cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông đã thực sự gây băn khoăn và lo ngại cho giới văn học và công chúng. Một tập thơ đã được chuẩn bị và biên soạn kỹ lưỡng, công phu trong suốt hai năm trời, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình xuất bản, vừa được ra đời và phát hành thì đột nhiên bị ngưng với một lý do hoàn toàn không phải về tư tưởng, nội dung. Chúng tôi lấy làm khó hiểu về điều này. Và từ thực tế hành xử của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các tác phẩm sáng tạo trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà lâu nay, chúng tôi lấy làm lo ngại cho số phận của tập sách Trần Dần - Thơ. Xin phép được nhắc lại với các vị một số trường hợp cách đây không lâu, điển hình là việc thu hồi và tiêu hủy tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của nhà văn Bùi Ngọc Tấn (2000), việc thu hồi 4 tập truyện ngắn đã được phép tái bản của nhà văn Dương Nghiễm Mậu và việc gỡ tác phẩm đang triển lãm của hai họa sĩ Trương Tân và Nguyễn Quang Huy (2007).

Ở nước ta lâu nay việc cấm đoán tương tự đối với tác phẩm văn hóa nghệ thuật thường xảy ra. Ai cũng biết hành động này không những thiếu văn minh và không mang tính pháp lý, mà còn bóp nghẹt tự do sáng tạo, kìm hãm sự phát triển văn hóa, biểu hiện sự thô bạo và ấu trĩ của một cung cách quản lý xã hội bất chấp pháp luật và đứng trên những quan hệ dân sự tối thiểu của một quốc gia thực tâm định hiện đại hóa. Tuy nhiên nó cứ tiếp tục diễn ra chỉ vì lâu nay không mấy ai lên tiếng phản đối, và có phản đối thì cũng bị vùi lấp trong sự im lặng đáng sợ.

Thưa các vị,

Vì sự tồn vong và phát triển của đất nước,
Chúng tôi, ký tên dưới đây, yêu cầu các vị

Trước mắt, hãy xem xét và đình chỉ ngay mọi hành xử nhằm ngăn chặn việc phát hành sách Trần Dần - Thơ của một nhà thơ quá cố mà nội dung chỉ đem lại vinh dự cho dân tộc Việt Nam văn hiến này.

Tiếp đó, hãy xem xét lại cung cách ứng xử của những cơ quan nhà nước về mặt pháp lý và về quan hệ dân sự đối với những trường hợp tương tự trường hợp của nhà thơ Trần Dần, nhà văn Bùi Ngọc Tấn, nhà văn Dương Nghiễm Mậu, các họa sĩ Nguyễn Quang Huy và Trương Tân.

Sau nữa, trên tinh thần tôn trọng pháp luật và tôn trọng các giá trị nhân quyền và văn hóa, từ nay cần chấm dứt cách thức hành xử thiếu văn minh và thiếu cơ sở pháp lý đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật nói riêng, các sáng tạo tinh thần nói chung.

Xin kính gửi các vị lời chào trân trọng và xin cám ơn trước về những biểu hiện văn minh dân sự mà chúng tôi chắc chắn sẽ nhận được từ các vị.

Đồng tác giả:

Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư, nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Văn học Việt Nam

Dương Tường, Nhà thơ, dịch giả, Hà Nội

Phạm Xuân Nguyên, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội

Hoàng Hưng, Nhà thơ, dịch giả

Giáng Vân, Nhà thơ, nhà báo, Hà Nội

Phạm Toàn (Châu Diên), Nhà văn, dịch giả, Hà Nội

Cao Việt Dũng, Nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học
This petition is closed

The Thư Ngỏ phản đối việc cấm phổ biến tập sách "Trần Dần - Thơ" petition to Quốc Hội Việt Nam was written by Anonymous and is hosted free of charge at GoPetition.
Tell a friend | Signature list | Contact author | Forum | Page Views | Bookmark

Promote this petition with a popular social bookmarking service [?]:

If you want to promote this petition and share it with others on the web, we've made it easy for you to do.

At the bottom of this petition you'll see icons (links) to various bookmarking services. These sites - commonly called 'social bookmark' or 'social news' sites - have large communities of web users who share and rate interesting, useful and important things on the web.

Clicking the links will automatically add the address of this petition to the selected sites, letting you share it with others. Each site will ask you to register to share petitions and comments. Registration is free and once a member, you can store and recommend important petitions and other issues of importance to you.

So please select a bookmarking service from the icons below and promote this petition.

To link to this petition, copy the following code to your site:
[Go to top of page]

Join Now
Quick Search

* Petitions
* Forums
* News
* Polls
* All GoPetition content

Bookmark this page
Home | Forums | News | Help (FAQ) | Create a Petition | Terms of use | Disclaimer | Privacy | About us | Contact us | Site map
GoPetition © 2008



===

No comments: